Ngày nay khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu làm đẹp cho tổ ấm cũng trở nên cần thiết với cuộc sống con người và là cơ hội đầu tư tốt cho nhiều nhà thầu. Nhu cầu xây dựng nhà ở tăng do đó các nguồn cung phục vụ cho xây dựng cũng phải tăng để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới đây là một số thông tin về giá cả thị trường trong tháng 4 và tháng 5/2011.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2011 tăng 3,16% so tháng 03/2011, cao so cùng kỳ năm 2010 (tháng 4 năm 2010 tăng 0,23%).
Giá nhiều mặt hàng đang hình thành một mặt bằng giá mới sau khi một loạt mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện, than... tăng giá. Ngoài ra còn do giá trên thị trường thế giới tăng mạnh làm cho giá nguyên, nhiên vât liệu nhập khẩu tăng.
Chỉ số giá nhóm giao thông tiếp tục tăng mạnh nhất 5,77% do giá xăng tăng 10% (2.000đ/lít), dầu hoả và diezel tăng 15% (2.800đ/lít) từ ngày 29/03/2011. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,56% so với tháng 3 trong đó, tăng cao nhất là thực phẩm với mức tăng 6,19%, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 3,85%, lương thực nhích thêm 1,23%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,12% trong đó dầu hoả, than, củi, xi măng, thép xây dựng, gạch, cát, sơn... đều tăng cao. Nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm văn hoá giải trí du lịch tăng trên 1% so tháng trước, còn lại các nhóm khác đều tăng dưới 1%.
Chỉ số giá vàng và USD giảm lần lượt 1,47%; 2,48% so với tháng 3/2011 và tăng 2,98%; 0,16% so tháng 12/2010.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban nhân dân thành phố và sự quán triệt Nghị quyết 11 của các cơ quan, ban, ngành tại thành phố, thị trường ngoại tệ đã được kiểm soát chặt chẽ, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và trong hệ thống ngân hàng không nhiều; thị trường vàng ổn định hơn.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm của thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 8,2% (cùng kỳ năm 2010 tăng 4,02%, năm 2009 tăng 1,88%).
So tháng 12/2010, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,18% trong đó lương thực tăng 4,5%, thực phẩm tăng 12,78%, ăn uống ngoài gia đình tăng 12,32%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 9,36%; giao thông tăng 16,7%...
(Theo thông tin từ Sở tài chính TP. HCM).
-
Dự báo giá Xi măng sẽ tăng giá từ 100.000 - 150.000 đồng/tấn
Không chịu được sức ép của giá đầu vào đắt đỏ (giá điện và giá than đều tăng giá), trong thời gian tới, giá xi măng sẽ tăng thêm khoảng 100 - 150.000 đồng/tấn.
Giải thích về lý do tăng giá của xi măng, trao đổi với pv VTC News, ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết: “Từ cuối năm 2010 đến nay ngành xi măng đã không thể chịu đựng được sức ép của việc tăng giá than, điện, xăng, dầu tỷ giá hối đoái VND/USD, lãi suất vay ngân hàng… Nếu không điều chỉnh giá để bù đắp một phần chi phí do các yếu tố tăng giá nêu trên, thì ngành xi măng sẽ không thể tồn tại được, trước mắt là trong năm nay sẽ thiếu nguồn tiền để trả nợ vốn đầu tư trong và ngoài nước”.
|
Giá xi măng trong thời gian tới dự kiến sẽ tăng khoảng 100 - 150.000 đồng/tấn (tùy từng doanh nghiệp). (Ảnh minh họa). | Đã từ lâu, ngành xi măng luôn luôn có ý thức giữ thị trường xi măng ổn định về giá và nguồn cung để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ năm 2008 đến nay, giá xi măng chỉ tăng khoảng 30% trong khi đó giá than đã tăng gấp 4 lần, giá điện, xăng dầu đều tăng liên tục.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, xi măng Việt Nam có giá bán thấp nhất trong khu vực Asean, luôn luôn ở mức 50 USD/tấn hoặc dưới 50 USD/tấn trong khi giá xi măng các nước Asean trung bình từ 65 – 75 USD/tấn. Tuy nhiên, tới thời điểm này, “nếu giữ giá bán như hiện nay (không điều chỉnh) thì hầu hết các nhà máy xi măng năm 2011 đều bị lỗ” – Ông Thiện nhấn mạnh một lần nữa việc bắt buộc phải tăng giá.
Do hiện nay, tổng chi phí năng lượng đã chiếm tới từ 45 – 50% giá thành xi măng, vì thế, theo ông Thiện, việc xăng, dầu tăng gần 18%, điện tăng 15,3%, than dự kiến tăng 40% đã làm cho giá thành xi măng tăng thêm từ 10 – 15%. Thêm vào đó, việc tăng tỷ giá hối đoái VND/USD tới 9,3% và tăng lãi suất ngân hàng đã gây khó khăn lớn cho các nhà máy xi măng, bởi có nhà máy phải vay vốn với lãi suất trên 20%/năm. Đặc biệt, thời điểm này là lúc các dự án xi măng đã đến thời hạn phải trả nợ, ví dụ: Năm 2011: Vicem dự kiến phải trả nợ 3.200 tỷ VND, xi măng Cẩm Phả dự kiến phải trả nợ 800 tỷ… Ngoài ra, việc tăng tỷ giá VND/USD và lãi suất ngân hàng đã làm giá thành xi măng tăng thêm từ 12 – 15%.
Như vậy, với các yếu tố điện, than, xăng dầu, tỷ giá VND/USD và lãi suất ngân hàng đã làm giá thành xi măng phải tăng thêm 22 – 30%...
Theo Hiệp hội xi măng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp trong ngành sẽ chính thức điều chỉnh tăng giá bán xi măng, có thể từ 100.000 - 150.000 đồng/tấn.
Ngày 30/3/2011, nhiều cửa hàng bán xi măng tại TP. HCM cho biết: Họ đã nhận được thông báo điều chỉnh giá bán của nhiều thương hiệu ximăng với mức tăng 150.000 đồng/tấn, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/4/2011.
Tuy nhiên, một vấn đề nghiêm trọng hơn cùng với việc tăng giá mà Hiệp hội xi măng đang rất lo ngại đó là: Việc thiếu xi măng trong thời gian tới. Trước đó, Hiệp hội Xi măng đã dự kiến: Năm 2011, sức tiêu thụ xi măng của thị trường sẽ chỉ tăng khoảng 10% so với năm ngoái và đạt mức 55-56 triệu tấn. Trong khi sản lượng của toàn ngành sẽ sản xuất ra trong năm nay ước đạt khoảng 60 triệu tấn, nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 55 triệu tấn. Như vậy, lượng xi măng Việt Nam sẽ thừa một chút dự phòng cho mùa vụ và phải xuất khẩu vào khoảng 1,5 triệu tấn, tăng 0,5 triệu tấn so với năm 2010.
“Nhưng với tình hình hiện nay, ngành điện và than chỉ bảo đảm cung ứng 70% nhu cầu điện, than cho kế hoạch sản xuất xi măng, hơn thế nữa, việc cắt điện nguồn sẽ phải ngừng lò nung clinker, gây ngưng trệ dây chuyền sản xuất và tổn thất lớn cho các nhà máy xi măng. Đáng lo ngại hơn cả là nếu điện, than chỉ bảo đảm 70% yêu cầu thì nguồn xi măng cho xây dựng sẽ thiếu hụt khoảng 30%”, ông Thiện nói.
(Theo VTC News đăng ngày 31/03/2011).
-
Tháng 4 xu hướng tăng giá sẽ chậm lại.
Dự báo giá thị trường tháng 4 tiếp tục có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng sẽ chậm lại so với tháng 3 do cân đối cung cầu hàng hóa về cơ bản được bảo đảm, nhu cầu và giá cả một số hàng hóa thiết yếu trong nước đang có xu hướng giảm hoặc ổn định và hiệu quả bước đầu của các biện pháp tập trung kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Đó là nội dung đáng chú ý được Bộ Tài chính đưa ra trong bản đánh giá về tình hình giá cả thị trường cả nước trong quý 1 và dự báo giá tháng 4/2011.
Theo phân tích của cơ quan này, trong 3 tháng đầu năm, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trên thị trường thế giới tiếp tục tăng nhờ đà tiếp tục tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cũng như một số tín hiệu lạc quan hơn từ các nền kinh tế phát triển như Mỹ, liên minh châu Âu, EU.
Thêm vào đó, tình hình bất ổn chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục tác động làm giá nhiều loại hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới tăng, nhất là giá dầu, giá lương thực, thực phẩm.
Trong nước, việc điều chỉnh tăng giá điện, giá xăng dầu, tỷ giá, lương tối thiểu tại doanh nghiệp sẽ tiếp tục gây sức ép tăng giá các mặt hàng chịu tác động. Bên cạnh đó, thời tiết, dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình cung ứng điện thời gian tới có thể gặp khó khăn dẫn đến việc cắt điện luân phiên sẽ ảnh hưởng nhất định đến sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ cùng với đó là lãi suất ở mức cao, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp vay vốn tín dụng để duy trì sản xuất kinh doanh... sẽ gây sức ép tăng giá trên thị trường.
Trên thị trường vật liệu xây dựng, giá xi măng được dự báo có thể tăng nhẹ do các yếu tố đầu vào tăng giá mạnh. Trong tháng 3, sản lượng sản xuất xi măng ước đạt 4,561 triệu tấn, tăng so với cùng kỳ tháng trước 2,12 triệu tấn, sản lượng tiêu thụ ước đạt 5,623 triệu tấn, tăng 3,37 triệu tấn so với cùng kỳ tháng trước.
Trong quý 1, lượng sản xuất xi măng toàn ngành ước đạt 10,484 triệu tấn, lượng tiêu thụ ước đạt 11,405 triệu tấn. Tính chung 3 tháng đầu năm, các công ty xi măng điều chỉnh tăng giá bán xi măng 1 lần lý do điều chỉnh là do giá một số vật tư đầu vào tăng. Cục Quản lý giá dự báo, giá bán xi măng trong tháng 4 có thể tiếp tục tăng nhẹ.
Mặt hàng thứ hai có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường vật liệu xây dựng là thép cũng chịu mức tăng giá khá lớn trong quý 1 vừa qua, có doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá 4 lần, có doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán thép 7 lần. Cục Quản lý giá dự báo giá thép thành phẩm trong tháng 4 có xu hướng chững lại hoặc giảm nhẹ do nhu cầu thép giảm.
(Theo soha.vn đăng ngày 09/04/2011).
Chỉ số giá cả tháng 4 trong những năm trước :
Chỉ số giá tăng (), giảm (-) so tháng trước |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
A. Hàng hoá và dịch vụ |
1,58 |
4,24 |
0,63 |
0,48 |
I. Hàng hoá |
2,51 |
8,37 |
0,34 |
0,42 |
- Lương thực, thực phẩm |
1,57 |
36,03 |
-0,01 |
-0,39 |
- Hàng không phải LT-TP |
0,76 |
2,98 |
0,76 |
0,69 |
II. Dịch vụ |
0,76 |
0,97 |
1,37 |
1,70 |
III. Giao thông |
|
|
2,08 |
0,15 |
B. Vàng |
2,56 |
4,49 |
0,20 |
1,93 |
C. Đôla Mỹ |
0,16 |
1,21 |
1,96 |
-1,07 |
Giá cả thị trường tháng 5 năm 2011 chịu tác động bởi:
- Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng nhờ những tín hiệu lạc quan hơn từ các nền kinh tế phát triển như Mỹ, liên minh châu Âu EU, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển; tình hình thiên tai diễn ra ở nhiều nước trên thế giới và tình hình bất ổn chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi... tiếp tục tác động làm giá nhiều loại hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu thế giới tăng, nhất là giá dầu, lương thực, thực phẩm.
- Việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu (29/3/2011), tỷ giá ngoại tệ, lương tối thiểu tại doanh nghiệp (01/01/2011) và lương tối thiểu chung áp dụng cho 4 loại hình cơ quan hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (tăng 13,7%) từ 01/5/2011; thời tiết, dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp... sẽ tiếp tục gây sức ép tăng giá hàng hoá.
- Từ ngày 15/4/2011, thuế nhập khẩu các loại đường thô từ 25% và đường tinh luyện từ 40% sẽ đồng loạt áp dụng mức 15%.
- Giá thép và xi măng có thể chựng lại và giảm nhẹ do cung vượt cầu trước tình hình sức tiêu thụ chậm do ảnh hưởng bởi việc cắt giảm chi tiêu công, giảm các công trình đầu tư không có hiệu quả hoặc không cần thiết, rà soát cắt giảm các hạng mục đầu tư của các bộ, ngành và đại phương.
- Tỷ giá ngoại tệ dần đi vào ổn định trước việc kiên quyết quản lý ngoại tệ của Chính phủ, làm giảm nhập siêu, hạ áp lực cầu USD.
- Nhiều doanh nghiệp có những chương trình khuyến mãi trong dịp lễ 30/4, 1/5 với mức giảm giá 10-15% hoặc quà tặng.
Ước chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2011 tiếp tục tăng so tháng 4/2011 song với tốc độ chậm hơn.
(Theo thông tin từ Sở tài chính TP. HCM).
- Thị trường thép thế giới tuần đầu tháng 4: giá thép cuộn cán nóng giảm liên tiếp.
Giá thép tăng mạnh tại Nhật Bản và Trung Quốc song giảm tại hầu hết các thị trường giao dịch thép thế giới tuần qua.
Tại sở giao dịch thép NYMEX, giá thép cuộn cán nóng giảm 38 USD/tấn hay 4,9% trong ba ngày cuối tuần này. Riêng trong ngày giao dịch cuối tuần, giá đã giảm 3 USD hay 0,4% còn 732 USD/tấn. Song so với một tháng về trước giá loại thép này vẫn cao hơn 2,4% và so với một năm về trước là 1,7%. Trong tháng 3, mức giá thấp nhất đạt được vào ngày 9/3 là 715 USD/tấn.
Giá thép dây cán nóng kỳ hạn luôn rẻ hơn giá giao ngay. Giá hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2011 hiện giao dịch ở mức 800 USD và giá hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2013 giao dịch ở mức 750 USD/tấn. Trong 6 tháng vừa qua, mức chênh lệch giữa giá giao ngay và giá kỳ hạn là 5 USD. Hiện nay chênh lệch là 40 USD/tấn.
Giá thép cuộn cán nóng giảm nhưng thép cuộn cán nguội và thép mạ nhúng nóng giá vẫn vững. Giá tham chiếu mới nhất của The Steel Index (TSI) cho thấy giá thép cuộn cán nguội của châu Âu và Mỹ đang giảm một cách chậm chạp từ tuần trước.
Giá thép cuộn cán nóng và thép lá mạ kẽm cuộn đứng vững. Giá thép cốt bê tông và thép tấm trên thị trường châu Âu không rõ ràng nhưng giá thép tấm của Mỹ tăng cao nhất trong 12 tháng.
Thép cuộn cán nóng của Thổ nhĩ kỳ có giá tham chiếu thấp, khoảng 799 USD/tấn giao tại xưởng. Giá thép cuộn cán nóng tham chiếu ở Bắc Âu giảm 11 EUR/tấn, xuống 622 EUR/tấn(877 USD/tấn). Giá tham chiếu thép cuộn cán nguội không thay đổi trong khi giá thép mạ nhúng nóng tăng 2,3%.
Giá thép tấm vững. Giá bình quân thép lá mạ kẽm ở mức bình quân của 7-8 tuần. Giá tham chiếu thép cốt bê tông Bắc Âu giao tại xưởng giảm 1,5% xuống 542 EUR/T (765 USD/tấn).
Tại Nam Âu, thép cuộn cán nóng giao tại xưởng có giá tham chiếu giảm 2,1% nhưng thép cuộn cán nguội giá không đổi. Giá thép tấm giao tại xưởng xuống thấp, còn 716 EUR/tấn (1.010 USD/tấn).
Giá phôi thép bình quân trên LME xuống mạnh, còn 542 USD/tấn, bởi vậy khoảng cách giá phôi với giá thép cây tăng 23 USD/ tấn, lên 223 USD/tấn so với tuần trước.
Tại Bắc Mỹ, giá tham chiếu thép cuộn cán nguội, thép lá mạ nhúng nóng cuộn tăng mạnh từ tuần trước. Giá thép lá mạ nhúng nóng tham chiếu tăng lên 1.170 USD/ tấn. Khối lượng thép cuộn cán nóng giao dịch ở mức bình quân 5 tuần.
Giá thép lá tráng kẽm vẫn giữ ổn định trên thị trường châu Mỹ La tinh. Chỉ có rất ít giao dịch bằng tiền mặt trong thời gian hiện nay. Được biết, đa số các nhà buôn cung cấp thép lá tráng kẽm sang châu Mỹ La tinh là từ châu Âu. Và giá thép này đã tăng 150-299 USD/tấn từ tháng 10 năm ngoái.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, các xưởng luyện thép báo giá tăng 300 USD/tấn với lý do là nguyên liệu thô như quặng sắt và than cốc tăng giá. Chênh lệch giá chào hàng thép tráng kẽm của Nhật bản và EU tiếp tục tăng.Tuy vậy, các nhà máy thép châu Âu cũng đã dự kiến sẽ tăng giá vào tháng Bảy do việc tăng giá nguyên liệu.
Giá thép Nhật Bản đã chạm mức 822 USD/tấn ngày 6/4, tăng 14% so với ngày đầu năm nay. Hiện nay, chính phủ Nhật bản đã chi ra 35 tỷ đô la cho công cuộc tái thiết và điều này sẽ đẩy giá thép lên cao trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu dự đoán, giá thép sẽ tăng 30-60% trong năm nay. Ông Joseph Carrabba, giám đốc Cliffs Natural Resources, cho biết ngay từ bây giờ Nhật đã trở thành nước nhập khẩu ròng thép với số lượng 35 triệu tấn/năm. Thép từ nước ngoài sẽ được hút vào Nhật một khi cuộc tái thiết bắt đầu.
Giá quặng cũng sẽ tăng theo giá thép. Ngoài ra còn phải tính đến lạm phát giá kết hợp với nhu cầu sử dụng tăng làm cho tất cả các loại vật liệu từ thép thành phẩm đến sản phẩm khai khoáng đều tăng.
Tại Trung Quốc, giá thép cuộn cán nguội tăng nhẹ 20 -30 NDT/tấn trên thị trường Thượng Hải vào phiên giao dịch cuối tuần và làm cho giá thép cuộn cán nóng tăng theo.
Chính phủ Trung quốc tuyên bố tăng lãi suất cho vay lên 0,25% từ 6/4/2011. Đây là lần thứ tư chính phủ Trung quốc tăng lãi suất trong vòng nửa năm nay. Được biết, chỉ số giá hàng hoá của Trung quốc (CPI) đứng ở mức 4,9% trong 2 tháng đầu năm.
Chính phủ TQ đang cố gắng làm giảm giá hàng hoá. Các nhà kinh doanh dự đoán thị trường thép Trung quốc có thể nóng trở lại, tuy nhiên, sau tuyên bố tăng lãi suất của chính phủ, thị trường thép có thể bị phanh lại.
Hãng thép Trung quốc Xinyu Steel áp dụng chính sách giá mới cho thị trường thép nội địa trong tháng Tư. Theo đó, giá thép dây tốc độ cao tăng 50 NDT/tấn, thép cây không định hình tăng 50 NDT/tấn, thép cuộn cán nóng tăng 50-100 NDT/tấn.Tuy nhiên, giá thép tấm lớn trung bình giảm 50 NDT/tấn. Giá mới có hiệu lực từ ngày 6/4/2011. Tại Việt Nam, sang đầu quý 2, thị trường thép cũng đã có sự điều chỉnh theo hướng giảm dần cả về sản lượng cũng như giá, sau khi đã liên tục tăng trong 3 tháng đầu năm. Trong nửa đầu tháng 3, giá bán lẻ ở các đại lý thép ở miền Bắc từ 18,3 – 19 triệu đồng/tấn, ở miền Nam từ 18,2 – 19,1 triệu đồng, tăng 300 – 600.000 đồng/tấn (tăng 3,2%) so với tháng 2/2011 và tăng 1,5 – 2 triệu đồng/tấn ( tăng 15%) so với tháng 1/2011.
Song hiện nay, giá đã chững lại và có xu hướng giảm nhẹ do tiêu thụ chậm trong khi tồn kho tăng cao, nhiều doanh nghiệp thương mại có nhu cầu xả hàng. Các công ty ở miền Bắc đã áp dụng biện pháp chiết khấu để giảm bớt giá thép so với giá công bố. Công ty Pomina ở miền nam đã giảm giá 400.000đồng/tấn. Đây là lần hạ giá đầu tiên sau thời gian dài tăng liên tục từ cuối 2010.
Có thể nói, những chính sách trong lĩnh vực tiền tệ (điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ giá, hạn chế tín dụng, kiểm soát nhằm giảm nhập siêu…) đã tác động tới việc tiêu thụ sản phẩm thép. Việc cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa khởi công, hoặc quá thời hạn chưa khởi công không nằm trong danh mục các dự án thiết yếu đã khiến nhu cầu vật liệu xây dựng giảm đáng kể.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 3, các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội đã sản xuất được 484 ngàn tấn, so với tháng trước tăng 24,09%, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 0,14%.Trong khi đó, lượng thép xây dựng bán sụt giảm mạnh, trong tháng 3/2011 đạt hơn 327 ngàn tấn, giảm 30,79% so với tháng trước và giảm 42,97% so với cùng kỳ năm 2010.
Lượng thép tồn kho của các công ty thép tính tới 31/3 là 392 ngàn tấn. Số lượng thép này đủ gối đầu cho nhu cầu thép xây dựng cả nước trong tháng 4/2011.
Tổng lượng phôi thép tồn cùng với lượng phôi sản xuất trong nước và phôi nhập khẩu về trong tháng 4/2011 là gần 580 ngàn tấn, tăng so với tháng trước 80.000 tấn (xấp xỉ 16%) hoàn toàn có thể đáp ứng phôi cho các nhà máy cán thép xây dựng trong nước.
Hiệp hội Thép dự báo, trong tháng 4 và quý II/2011, do cung vượt cầu lớn nên giá thép sẽ chững lại và giảm nhẹ ở cả thị trường miền Bắc và miền Nam.
(Theo Vinanet, Mạng Nhà Đất.Nét đăng ngày 10.04.2011)
- Những yếu tố nào gây áp lực tăng giá tháng 5/2011?
(FNews) - Theo Cục Quản lý giá, những nhân tố tác động gây áp lực tăng giá trong tháng 5 bao gồm:
Thứ nhất, giá cả một số hàng hoá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là giá xăng dầu dao động ở mức cao và vẫn có xu hướng tăng trong tháng 5/2011 gây sức ép tăng giá trong nước.
Thứ hai, tác động theo độ trễ và yếu tố tâm lý của việc điều chỉnh giá điện (kể cả tâm lý giá điện sẽ tăng khi QĐ số 24/2011/QĐ-TTG ngày 15/4/2011 của TTCP về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường có hiệu lực từ 1/6/2011), giá xăng dầu, lương tối thiểu (từ 1/1/2011 đối với doanh nghiệp và từ 1/5/2011 đối với người hưởng lương từ NSNN)…
Thứ ba, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, du lịch tăng cao do số ngày nghỉ kéo dài dịp Lễ 30/4 và 1/5 có thể tác động làm tăng giá nhóm hàng đi lại, vận tải hành khách, ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ vui chơi giải trí, trông giữ xe ô tô, xe máy... Đồng thời nhu cầu tiêu dùng một số hàng may mặc, mũ nón, giày dép và đồ dùng gia đình phục vụ mùa hè của người dân tăng.
Thứ tư, tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chưa được khống chế hoàn toàn và vẫn diễn ra trên diện rộng khiến người chăn nuôi chưa dám tái đàn mạnh, tác động đến nguồn cung thực phẩm trong nước. Ở chiều ngược lại, những yếu tố giảm áp lực tăng giá gồm:
Một là, tình hình cung cầu hàng hoá cơ bản được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.
Hai là, một số mặt hàng thiết yếu được dự báo có xu hướng ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ như: thóc gạo, đường, xi măng, thép, phân bón...
Ba là, tỷ giá USD/VNĐ ổn định và đang có xu hướng giảm.
Bốn là, một số chương trình khuyến mãi, giảm giá trong đợt lễ 30/4, 1/5 sẽ được các doanh nghiệp tổ chức thực hiện nhằm khuyến khích tiêu dùng… cũng sẽ góp phần tăng cường lưu thông, giảm giá bán hàng hoá…
Về dự báo diễn biến giá cả một số mặt hàng, Cục Quản lý dự báo nhìn chung giá một số mặt hàng thiết yếu sẽ ổn định trong tháng 5 này.
Xi măng
Theo Bộ Xây dựng và Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng trong tháng 4/2011 sản lượng sản xuất xi măng ước đạt 4,879 triệu tấn, tăng so cùng kỳ tháng trước 318.000 tấn; sản lượng tiêu thụ ước đạt 5,052 triệu tấn, giảm 578.000 tấn so cùng kỳ tháng trước.
Dự báo giá xi măng tháng 5 ổn định so với tháng 4/2011.
Thép xây dựng
Về giá thép thành phẩm trong tháng 4/2011, các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn giữ ổn định giá bán so với tháng 3/2011. Tuy nhiên, trên thực tế do tình hình tiêu thụ hàng trong tháng chậm buộc các đơn vị sản xuất thép tiếp tục giảm giá bán thông qua việc tăng chiết khấu bán hàng (từ 500-900 đồng/kg) và áp dụng chế độ hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng. Tại các địa phương giá thép ở mức 18.000-19.000 đồng/kg.
Dự báo giá phôi thép thế giới giữ như mức tháng 4, giá thép thành phẩm trong nước tháng 5/2011 có thể chững lại hoặc giảm nhẹ do nhu cầu thép giảm.
(Theo FNews.vn - Nguồn : NDHMMoney.vn).
|