v Theo ximang.vn đăng ngày 19/07/2011: Tình hình thị trường xi măng tháng 6/2011
Theo thống kê của Hiệp hội xi măng Việt Nam, trong tháng 6, tổng lượng xi măng tiêu thụ trong cả nước đạt: 4.015.225 tấn giảm 260.396 tấn so với tháng 5.
+ Tổng lượng xi măng tiêu thụ toàn xã hội tháng 6 là: 4.015.225 tấn cụ thể như sau:
Đơn vị: Tấn
Trong đó:
- Miền Bắc: 1.831.4411 tấn chiếm 47%.
- Miền Trung: 872.985 tấn chiếm 22%.
- Miền Nam: 1.310.829 tấn chiếm 31%.
+ Giá xi măng bao PCB40 trên thị trường tháng 7/2011:
- Miền Bắc: 1.200.000- 1.400.000 đ/t.
- Miền Trung: 1.300.000- 1.500.000 đ/t.
- Miền Nam: 1.400.000- 1.600.000 đ/t
+ Giá xi măng bao PCB30 (địa phương) tại miền Bắc và miền Trung: 800.000- 950.000 đ/t.
v Theo ximang.vn đăng ngày 21/07/2011: Xi măng gia nhập cơn bão giá
Ngay sau khi Hà Tiên 1 tăng giá, tại TP.HCM, giá xi măng của các thương hiệu khác như Fico, Cẩm Phả, Nghi Sơn, Hạ Long, Thăng Long cũng tăng.
Thêm một mặt hàng quan trọng là xi măng tiếp bước xăng dầu và điện tăng giá, gây thêm sức ép lên lạm phát những tháng cuối năm.
Tổng Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 vừa quyết định tăng giá lần thứ 3 trong năm nay. Theo Tổng Công ty, phải tăng giá nhằm tránh nguy cơ tiếp tục bị lỗ, có thể dẫn đến việc hàng loạt đơn vị thành viên bị phá sản.
+ Giá thành tăng 54.278 đồng/tấn
Theo đó, nhằm đảm bảo có lợi nhuận để duy trì hoạt động sản xuất, Hà Tiên 1 quyết định điều chỉnh giá bán các loại xi măng PCB 40, xi măng OPC, xi măng đặc chủng, xi măng Portland hỗn hợp MHT1 PCB 40 tăng 150.000 đồng/tấn, tương đương 9,62%, lên 1.710.000 đồng/tấn. Như vậy, đây là đợt tăng giá thứ 3 liên tiếp trong năm nay sau 2 lần trước vào ngày 1.2 (tăng 80.000 đồng/tấn) và ngày 1.4 (tăng 150.000 đồng/tấn).
“Đợt tăng giá trước đó vẫn chưa thể bù đắp được chi phí đầu vào và Tổng Công ty vẫn còn lỗ tới 17.539 đồng/tấn nên chúng tôi buộc phải tăng giá đợt 3 kể từ ngày 4.7, nếu không sẽ gặp khó khăn lớn về tài chính”, ông Trần Việt Thắng, Tổng Giám đốc Hà Tiên 1, cho biết.
Sau khi xăng, dầu và điện nối nhau tăng giá trong những tháng đầu năm 2011, các chuyên gia kinh tế cho rằng chắc chắn 2 mặt hàng tiếp theo là thép và xi măng cũng sẽ tăng giá. Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, nói: “Theo mức điều chỉnh tăng giá của Bộ Tài chính, dầu mazut tăng thêm 2.000 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg. Để luyện được một tấn thép thành phẩm từ phôi mất khoảng 40kg dầu mazut. Tính ra, giá thành mỗi tấn thép thành phẩm tăng thêm 80.000 đồng. Do vậy, các doanh nghiệp thép cũng sẽ phải tính tới phương án tăng giá”.
Trong khi đó, giải thích cho lần tăng giá xi măng thứ 3 trong năm nay, Hà Tiên 1 cho biết, sản xuất xi măng sử dụng nhiều năng lượng và hiện tổng chi phí năng lượng đã chiếm tới 50% giá thành xi măng. Ngoài ra, giá một số nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng mạnh như clinker (tăng 5,4%), than (tăng 36%), cước vận chuyển đường biển (tăng 6,7%), phụ gia sản xuất (tăng 6,6%), đá vôi (tăng 29%) nên đã đẩy giá thành tăng 54.278 đồng/tấn. Vì vậy, nếu không điều chỉnh giá để bù đắp một phần chi phí nêu trên thì Hà Tiên 1 nói riêng và ngành xi măng Việt Nam nói chung sẽ thiếu nguồn tiền để trả nợ trong và ngoài nước.
Trong năm 2010, Hà Tiên 1 có tới 7 dự án đầu tư gồm Nhà máy Xi măng Bình Phước, Trạm nghiền và phân phối xi măng phía Nam, Nhà máy Kiên Lương 2, Trạm nghiền Long An, Khu đô thị Nhà máy xi măng Bình Phước và đường nối vào Khu Công nghiệp Phú Hữu (TP.HCM). Trong năm nay, Hà Tiên 1 phải lên kế hoạch trả nợ dự án với tổng số tiền lên đến hơn 3.700 tỉ đồng. Nếu tăng giá 150.000 đồng/tấn lên 1.710.000 đồng/tấn như nói trên thì Hà Tiên 1 dự kiến lãi 64.546 đồng/tấn xi măng. “Hy vọng lần tăng giá này sẽ là đòn bẩy để Hà Tiên 1 có thể đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra cho nửa cuối năm 2011.Chúng tôi chỉ mới đạt mức lãi khoảng 500 triệu đồng trong tháng 6, còn 5 tháng đầu năm nay bị lỗ”, ông Thắng nói.
+ Lạm phát chịu thêm sức ép
Ngay sau khi Hà Tiên 1 thông báo tăng giá lần 3, theo khảo sát của NCĐT, tại TP.HCM hôm 13.7, giá xi măng của các thương hiệu khác như Fico, Cẩm Phả, Nghi Sơn, Hạ Long, Thăng Long cũng đã tăng. Mức tăng thêm khoảng 150.000 đồng/tấn tại nhà máy và giá bán lẻ cũng tăng 7.500 đồng/bao 50 kg. Tuy nhiên, mỗi đại lý bán lẻ tại TP.HCM lại có mức điều chỉnh khác nhau. Tại cửa hàng vật liệu xây dựng Mạnh Hà trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, xi măng Hà Tiên 1 có giá bán 95.000 đồng/bao, Holcim 94.500 đồng/bao, Fico 92.500 đồng/bao.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 1,09% so với tháng trước và bằng khoảng một nửa so với tốc độ tăng của tháng 5. Như vậy, mức này đã giảm thấp hơn so với mức tăng trong tháng 1 là 1,74%, làm khơi dậy hy vọng mới về khả năng kiểm soát lạm phát tốt hơn trong 6 tháng cuối năm nay. Tuy nhiên, việc xi măng vừa tăng giá lần thứ 3 lại đang góp phần gây sức ép lên lạm phát và kỳ vọng CPI tiếp tục giảm sẽ khó thành hiện thực.
v Theo news.go.vn đăng ngày 20/07/2011: VICEM - 6 tháng đầu năm 2011 hoàn thành 25,1% kế hoạch lợi nhuận
Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của VICEM, lợi nhuận chỉ còn 314 tỷ đồng do chi phí tài chính tăng cao trong 6 tháng đầu năm.
Ông Lê Văn Chung, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, chi phí vật tư đầu vào tăng cao (giá xăng tăng từ 32%-43%, điện năng tăng 15,28%, than tăng 41%), lãi suất vay vốn tăng khoảng 12% -21,5% làm tăng giá thành sản xuất và giảm lợi nhuận của các đơn vị thành viên
Chi phí tài chính 6 tháng đầu năm tăng cao, đồng thời các nhà máy xi măng mới của VICEM đã bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2010 và năm 2011 phải thực hiện trả nợ vốn vay đầu tư rất lớn. Do đó, lợi nhuận 6 tháng đầu năm sau khi đã trừ chi phí tài chính 1.227 tỷ đồng chỉ còn 314 tỷ đồng
Công tác đầu tư xây dựng của toàn VICEM ước giá trị khối lượng thực hiện 6 tháng đầu năm là 701 tỷ đồng, đạt 29,1% ngân sách năm 2011.
Thực hiện chương trình hành động triển khai nghị định 11 của Chính phủ, Tổng công ty đã cắt giảm và giãn tiến độ đầu tư hơn 12 dự án, với tổng giá trị khối lượng đầu tư cắt giảm trong năm 2011 là 2.881 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 30/06, tổng sản phẩm tồn kho là 1,35 triệu tấn, trong đó clinker 1,02 triệu tấn, xi măng bột 0,3 triệu tấn..
VICEM cũng đưa ra mục tiêu 6 tháng cuối năm, sản xuất clinker đạt 7.490 nghìn tấn, sản xuất xi măng ước đạt 11.100 nghìn tấn. Trong quý 3, tình hình mưa bão nhiều, tiêu thụ trong nước chậm, các đơn vị thành viên sẽ chú trọng công tác xuất khẩu.
Ông Chung cho biết thêm, thị trường xi măng đang trong tình trạng cung vượt cầu, cạnh tranh quyết liệt và ngày càng có sự phân khúc rõ rệt. Đối với tất cả các đơn vị sản xuất xi măng tình hình cung ứng than, điện 6 tháng đầu năm 2011 tiếp tục khó khăn trong tình trạng ăn đong và tiết giảm điện tăng (từ 10%-30% công suất) nhất là thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2011.
Tiêu thụ xi măng cả nước 6 tháng đầu năm 2011 đạt 24,58 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2010, khu vực miền Trung tăng cao nhất đạt 6%. Thị phần của VICEM 6 tháng đầu năm giảm 1,3% so với cũng kỳ năm trước chỉ chiếm 35,1%
v Theo baohoabinh.com.vn đăng ngày 05/08/2011: Tháng 7/2011 thị trường xi măng tiếp tục bình ổn
Bộ Xây dựng vừa cho biết, thị trường xi măng, vật liệu xây dựng trong 7 tháng đầu năm được bình ổn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.
Trong 7 tháng đầu năm 2011, ước thực hiện sản xuất xi măng 7 tháng đầu năm đạt 28,75 triệu tấn, bằng 50,9% so kế hoạch năm 2011. Như vậy, trong tháng 7, sản xuất xi măng toàn ngành đã giảm tới 500.000 tấn so với tháng 6.
Về sản lượng xi măng tiêu thụ, Bộ Xây dựng cho biết, trong tháng 7, sản lượng xi măng tiêu thụ ước đạt 3,45 triệu tấn, giảm khá mạnh so với tháng 6/2011 do ảnh hưởng của thời tiết và sự trầm lắng của thị trường bất động sản. Sản lượng xi măng tiêu thụ 7 tháng đầu năm 2011 đạt 28,42 triệu tấn, bằng 52,1% kế hoạch năm 2011.
Giá bán xi măng tại thời điểm này khá ổn định, tại nhiều tỉnh phía Bắc như: Thanh Hóa, Ninh Bình, giá bán xi măng thương hiệu Tam Điệp, Bỉm Sơn còn giảm nhẹ nhưng vẫn khó gia tăng được lượng tiêu thụ.
Theo tính toán của Bộ Xây dựng nhu cầu xi măng năm 2011 khoảng 54,5 - 56 triệu tấn, tăng 9-10% so với năm 2010. Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp từ cắt giảm đầu tư công, Hiệp hội Xi măng Việt Nam dự báo, trong năm nay, ngành xi măng khó đạt được mức tiêu thụ này.
Trước tình hình khó khăn của ngành xi măng, mới đây, Bộ Tài chính đã cho biết sẽ không đánh thuế xuất khẩu 5% với xi măng như trước đây đề xuất lên Chính phủ.
v Theo vef.vn đăng ngày 22/07/2011: Hệ lụy từ việc thép tăng trưởng âm
(VEF.VN) - Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, tiêu thụ thép trong nửa đầu năm 2011 có mức tăng trưởng âm và khó khăn sẽ còn kéo dài tới hết cả năm.
Cụ thể, lượng tiêu thụ biểu kiến (sản xuất trong nước cộng với nhập khẩu, trừ đi xuất khẩu) đối với thép xây dựng 6 tháng đầu năm 2011 đạt 3.153.000 tấn, so với 6 tháng 2010 đạt 2.926.000 tấn, vẫn có tăng trưởng mức 7,74%; tuy nhiên tiêu thụ thép dẹt giảm mạnh, cả 6 tháng đầu năm 2011 chỉ đạt 1.228.000 tấn, trong khi 6 tháng năm 2010 đạt 1.800.000 tấn, giảm 32%.
Các loại thép khác có lượng tiêu thụ đạt 420.000 tấn, tăng 68% so với cùng kỳ 2010.
Tiêu thụ thép dẹt giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ chung của các sản phẩm thép. Mặc dù thép xây dựng và các loại thép khác vẫn có tăng trưởng, nhưng không bù đắp nổi, dẫn đến 6 tháng đầu năm thép có mức tăng trưởng âm 3,5% so với cùng kỳ 2010. Cụ thể tổng lượng thép tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2011 là 4,8 triệu tấn, trong khi 6 tháng đầu năm 2010 là xấp xỉ 5 triệu tấn.
Điều đặc biệt là bắt đầu từ tháng 5/2011, thép tiêu thụ giảm mạnh, kể cả thép xây dựng.
Theo ông Lê Huy Tam, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm được cho là vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát vẫn cao và chính sách tiền tệ vẫn còn thắt chặt. Điều này tác động tới tất cả các ngành sản xuất và dự báo ngành thép còn gặp khó khăn.
Thông thường các tháng 6,7,8, là thời kỳ tiêu thụ thép giảm, nhưng năm nay giảm sớm hơn (từ tháng 5) và giảm mạnh (tháng 6). Dự báo các tháng 7,8 mức độ giảm vẫn khá mạnh, tiêu thụ khó vượt qua ngưỡng 300.000 tấn/tháng.
Chỉ còn 3 tháng cuối năm là hy vọng tiêu thụ tăng. Nhưng với tình hình kinh tế như đã nói thì tiêu thụ thép cũng khó tăng lớn và khó bù lại được với những tháng tiêu thụ đang giảm mạnh như hiện nay.
Năm 2010, tổng tiêu thụ thép cả nước đạt 11,13 triệu tấn, sang năm nay, lượng tiêu thụ dự báo khó có thể vượt qua con số này và ngành thép có thể lại chịu một tăng trưởng âm nữa, ông Tam nói.
Hiện nay tổng công suất toàn ngành thép xây dựng đạt mức 9 triệu tấn, nhưng tiêu thụ chậm dẫn tới dư thừa công suất lớn, các nhà máy trong Hiệp hội Thép đều đã phải giãn tiến độ sản xuất.
Thép tăng trưởng âm không chỉ gây khó khăn cho chính ngành sản xuất này, mà qua đó còn thấy nhiều ngành sản xuất khác cũng đang phải hứng chịu những tác động. Điều đáng quan tâm là thép dẹt có mức tiêu thụ giảm mạnh.
Thép dẹt vốn là nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp như đóng tàu, ô tô, xe máy, đồ gia dụng... Năm 2010 tiêu thụ thép dẹt chiếm gần 40% tổng lượng thép cả nước, nhưng với mức giảm mạnh như hiện nay báo hiệu sự khó khăn của các ngành sản xuất khác.
Khi thép tăng trưởng âm, sẽ ảnh đến tăng trưởng chung của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, qua đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP. Theo số liệu thống kê, tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng 6 tháng đầu năm 2011 chỉ trên 6%, trong khi muốn GDP tăng trưởng cao thì công nghiệp xây dựng phải có mức tăng từ 8% trở lên
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế xảy ra, ngành thép đã phải chịu mức tăng trưởng âm 8%, khi đó tăng trưởng chung của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chỉ ở mức 6,33%, thấp hơn hẳn so với 2007 (tăng trưởng 10,6%).
Tác động của khủng hoảng kinh tế kéo sang năm 2009 khiến GDP chỉ còn tăng 5,32%, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng ở mức thấp 5,52%.
Tuy nhiên 2008 và 2009 còn có các gói kích cầu của Chính phủ với hơn 1 tỷ USD, sản xuất được khuyến khích phát triển, việc tiếp cận nguồn vốn rất dễ dàng, lãi suất thấp... chứ không như tình hình hiện nay khi chính sách tín dụng thắt chặt.
Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2011chỉ ở mức 7% và cả năm dự kiến không vượt quá 20% thì các khó khăn sẽ còn lớn hơn.
v Theo baocongthuong.com.vn đăng ngày 03/08/2011: Sản xuất thép giảm do tiêu thụ chậm
Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép VN - cho biết, lượng tồn kho thép xây dựng tăng lên khoảng gần 450 nghìn tấn, phôi thép tăng khoảng 470 nghìn tấn đang tạo sức ép rất lớn cho ngành thép.
CôngThương - Hiện, công suất thiết kế ngành thép là 9,6 triệu tấn/năm. Tiêu thụ thép những tháng gần đây, đặc biệt là tháng 7, bị tác động nhiều từ việc thực hiện cắt giảm đầu tư công, nhiều công trình bị tạm dừng, hoãn và do bắt đầu vào mùa mưa bão, tiến độ xây dựng giảm.
Tính đến hết tháng 7, sản lượng ước đạt gần 4,4 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ, trong đó, thép tròn ước đạt 2,6 triệu tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Vì vậy, DN phải tìm mọi cách giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh tại thị trường trong nước. Nếu những chính sách này được triển khai kịp thời, thị trường sẽ được mở rộng hơn.
v Theo baomoi.com đăng ngày 03/08/2011: Cục quản lý giá dự báo giá thép trong nước tiếp tục xu hướng giảm
Theo Bộ Tài chính, nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm do thị trường bất động sản đóng băng là nguyên nhân kéo giá thép xây dựng giảm.
Báo cáo tình hình thị trường do Cục quản lý giá, Bộ Tài chính mới đưa ra cho biết, giá chào phôi thép thế giới trong tháng 7/2011 không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ tháng trước do nguồn cung dồi dào và nhu cầu tiêu thụ giảm.
Hiện giá chào phôi thép tại thị trường Đông Nam Á phổ biến ở mức 670 đến 680 USD/tấn (CFR). Giá chào phôi thép vào Việt Nam dao động trong mức 670-675 USD/tấn (CFR).
Thị trường trong nước, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tiếp tục giảm so với tháng trước do sắp bước vào tháng ngâu; bên cạnh đó nhiều dự án bất động sản tiếp tục đóng băng do thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt và chính sách tiền tệ chặt chẽ (lãi suất tín dụng tăng cao) theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Theo báo cáo họp Tổ Điều hành Thị trường trong nước, ước các chỉ tiêu thép tháng 7 như sau:
Đơn vị: Nghìn tấn |
Nội dung |
Tháng 7 |
So tháng 6 |
Sản lượng |
320 |
-10 |
Tiêu thụ |
290 |
-8 |
Tồn kho |
Thép thành phẩm |
420 |
4.40% |
Phôi |
550 |
|
Tháng 7/2011, các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn giữ giá bán từ cuối tháng 3/2011 đến nay. Cụ thể giá bán tại các nhà máy như sau:
Đơn vị: đồng/kg |
Sản phẩm |
Miền Bắc |
Miền Nam |
Gang thép Thái Nguyên |
VPS |
Thép MN |
Vinakyoei |
Cuối tháng 6 |
Cuối tháng 7 |
Cuối tháng 6 |
Cuối tháng 7 |
Cuối tháng 6 |
Cuối tháng 7 |
Cuối tháng 6 |
Cuối tháng 7 |
Thép tròn đốt |
16.300 |
16.300 |
16.700 |
16.700 |
16.660 |
16.660 |
17.060 |
17.060 |
Thép cuộn Ф6 |
16.300 |
16.300 |
16.700 |
16.700 |
16.710 |
16.710 |
17.060 |
17.060 |
Trên thị trường, tại các tỉnh miền Bắc giá bán ở mức: 16.500– 17.500 đồng/kg (giảm 1.000 đồng/kg so với tháng 6); tại Miền Nam giá thép ở mức 17.400 - 18.500 đồng/kg, ổn định so với tháng trước.
Cục quản lý giá dự báo giá phôi thép thị trường thế giới, giá thép xây dựng trong nước tiếp tục có xu hướng giảm.
v Theo Sở Tài Chính TPHCM: Tình hình giá cả thị trường TPHCM tháng 07 năm 2011
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2011 tăng 1,07% so tháng trước (tháng 7/2010 giảm 0,09%), trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 1,90% trong đó lương thực tăng 0,35%, thực phẩm tăng 1,92%, ăn uống ngoài gia đình tăng 2,63% kế đó là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,25%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,13%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,72%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,50%; giao thông tăng 0,49%, các nhóm khác tăng nhẹ 0,14-0,26%.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm 2011 tại thành phố đã tăng 12,73% (cùng kỳ năm 2010 tăng 4,78%), bình quân tăng 1,73%/tháng. So tháng 12/2010, một số nhóm tăng cao như nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,49% trong đó lương thực tăng 7,93%, thực phẩm tăng 20,67%, ăn uống ngoài gia đình tăng 20,83%; giao thông tăng 21,51%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 13,14%.
v Theo Sở Tài Chính TPHCM: Dự đoán tình hình giá cả thị trường trong tháng tới:
+ Chỉ số giá cả tháng 8 trong những năm trước :
Chỉ số giá tăng (+), giảm (-) so tháng trước |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
A. Hàng hoá và dịch vụ |
0,19 |
2,09 |
0,22 |
-0,25 |
I. Hàng hoá |
0,54 |
1,49 |
-0,18 |
-0,13 |
- Lương thực, thực phẩm |
0,80 |
-1,94 |
-0,63 |
-0,77 |
- Hàng không phải LT-TP |
0,89 |
0,09 |
-0,14 |
-0,06 |
II. Dịch vụ |
-1,35 |
2,43 |
1,08 |
0,42 |
III. Giao thông |
|
|
1,10 |
0,38 |
B. Vàng |
1,72 |
-2,79 |
1,87 |
-1,30 |
C. Đôla Mỹ |
0,07 |
-3,87 |
-0,25 |
0,77 |
+ Giá cả thị trường tháng 8/2011 chịu tác động bởi :
- Nền kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường về kinh tế, chính trị, tài chính, tiền tệ và giá cả.
- Giá lúa, gạo trong nước sẽ khó giảm sâu khi vào vụ hè thu như các năm trước do giá gạo xuất khẩu tăng và chính sách mua tạm trữ đã chủ động được triển khai.
- Giá đường không có khả năng tăng cao mặc dù giá đường thế giới đang tăng dần và nhu cầu nguyên liệu cho mùa sản xuất bánh Trung thu tăng, do lượng đường tồn kho còn nhiều.
- Giá thịt heo có khả năng giảm nhẹ vào cuối tháng do nguồn cung dồi dào hơn và nguồn cung gia cầm cũng nhiều hơn.
- Giá thép xây dựng không có khả năng tăng do lượng tồn kho dồi dào.
- Tỷ giá USD khá ổn định song giá vàng thế giới biến động mạnh, sẽ tác động phần nào vào giá hàng hóa trong nước
Dự ước chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2011 tiếp tục tăng nhẹ so tháng 7/2011.
v Theo vnexpress.net đăng ngày 24/07/2011: Giá thép sẽ còn giảm trong tháng 8
Lượng tiêu thụ sụt giảm, phôi và thép phế trên thế giới đang đứng giá là những nguyên nhân cơ bản khiến thép trong nước chịu áp lực tiếp tục giảm giá trong tháng tới.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép tiêu thụ trong tháng 7 ước đạt khoảng 270.000- 300.000 tấn, ngang ngửa bằng tháng 6. So với tháng 5, lượng thép dùng trong hai tháng gần đây, giảm khoảng hơn 100.000 tấn.
Từ tháng 4 đến nay, giá thép bắt đầu chững lại
Giá thép hiện bán ra phổ biến ở mức 15,6- 16,8 triệu đồng mỗi tấn (chưa bao gồm VAT và phí vận chuyển). Giá bán lẻ dao động từ 18 triệu đồng đến 18,7 triệu đồng. Các nhà phân phối lẻ đang giảm khoảng 100.000 đồng đến 200.000 đồng mỗi tấn để đẩy mạnh tiêu thụ.
Theo VSA, sức mua sụt giảm nên trong tháng tới, thép có thể đứng giá, thậm chí giảm. Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch VSA lý giải, thực hiện Nghị quyết 11 nhằm kiềm chế lạm phát, nhiều công trình bị cắt giảm, lãi suất ngân hàng vẫn cao khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay nên lượng tiêu thụ thép giảm đáng kể.
Thêm vào đó, sắp tới là mùa mưa bão, nhiều công trình sẽ hạn chế thi công. Lãnh đạo VSA dự báo, sức mua trong tháng 8 sẽ chỉ dao động quanh mức khoảng 300.000 tấn.
Ngoài ra, phôi và thép phế trên thị trường thế giới đang có dấu hiệu chững lại. Cụ thể, phôi hiện bán với giá 670 - 690 USD mỗi tấn. Thép phế cũng dao động từ 470 đến 490 USD mỗi tấn. “Nguyên liệu đầu vào chững lại, lượng tiêu thụ sụt giảm nên thời gian tới, thép sẽ đứng giá, thậm chí có những doanh nghiệp sẽ chiết khấu mạnh để kích cầu", ông Nghi cho hay.
Theo Bộ Công Thương, ước 6 tháng, tổng lượng tiêu thụ đạt 2,37 triệu tấn. Từ tháng 1 đến tháng 3, giá bán đầu nguồn thép xây dựng tăng 1,5-2 triệu đồng mỗi tấn do chi phí đầu vào như điện, xăng dầu tăng. Từ tháng 4 đến nay, giá thép xây dựng bắt đầu chững lại do phôi, thép phế trên thế giới đứng giá, nhu cầu tiêu thụ trong nước chậm. Để đẩy mạnh sức cầu, nhiều nhà máy đã tăng mức chiết khấu và hỗ trợ vẩn chuyển đến tận chân công trình.
|